ChinSu Forum
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Thỏa ước lao động tập thể

Go down

Thỏa ước lao động tập thể  Empty Thỏa ước lao động tập thể

Bài gửi by bivekute23 Wed Oct 13, 2010 1:27 am

Theo quy định của bộ luật lao động sửa đổi, bổ sung: “Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thỏa thuận giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động và sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động” (Điều 44). Thỏa ước lao động tập thể có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động do đó những quy định về thời hạn và vấn đề sửa đổi bổ sung thỏa ước lao động tập thể phải được chú trọng, quan tâm.
1. Thời hạn:
Hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể được quy định tại khoản 2 Điều 47 Bộ luật lao động 1994 sửa đổi bổ sung: “ Thỏa ước tập thể có hiệu lực từ ngày hai bên thỏa thuận ghi trong thỏa ước, trường hợp hai bên không thỏa thuận thì thỏa ước có hiệu lực từ ngày ký”. Hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể chấm dứt trong trường hợp như thỏa ước tập thể hết hạn, hai bên thỏa thuận chấm dứt thỏa ước hoặc trong trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động. Vấn đề thời hạn của thỏa ước lao động tập thể được pháp luật quy định cụ thể, rõ ràng. Theo quy định của Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung: “Thỏa ước lao động tập thể được ký kết với thời hạn một năm đến ba năm. Đối với doanh nghiệp lần đầu tiên ký kết thỏa ước tập thể, thì có thể ký kết dưới thời hạn một năm” (Điều 50). Thời hạn của thỏa ước lao động tập thể thông thường là tử một năm đến ba năm. Tuy nhiên đối với doanh nghiệp lần đầu tiên ký kết thỏa ước, kinh nghiệm trong việc ký kết thỏa ước chưa có nên những thỏa thuận trong thỏa ước dễ không phù hợp và không sát với thực tế nên có thể ký kết thỏa ước với thời hạn dưới một năm để tiện cho việc sửa đổi, bổ sung thỏa ước. Việc quy định này tạo điều kiện cho doanh nghiệp mới tham gia ký kết thỏa ước có những thỏa thuận phù hợp với doanh nghiệp mình. Thỏa ước lao động tập thể được xác định là công cụ, phương tiện quan trọng điều chỉnh quan hệ lao động trong mỗi doanh nghiệp, là nguồn bổ sung của pháp luật lao động
Điều 51: “Trước khi thỏa ước tập thể hết hạn, hai bên có thể thương lượng để kéo dài thời hạn thỏa ước tập thể hoặc ký kết thỏa ước tập thể mới. Khi thỏa ước tập thể hết hạn mà hai bên vẫn tiếp tục thương lượng, thì thỏa ước tập thể vẫn có hiệu lực. Nếu quá ba tháng, kể từ ngày thỏa ước tập thể hết hạn mà thương lượng không đi đến kết quả, thì thỏa ước tập thể đương nhiên hết hiệu lực” Thời hạn của thỏa ước theo quy định chỉ từ một năm đến ba năm, nhưng nếu hai bên thương lượng kéo dài thời hạn thì hiệu lực của thỏa ước vẫn chưa chấm dứt. Quy định của pháp luật về việc hai bên có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn phù hợp với bản chất và vai trò của thỏa ước lao động tập thể, là sự thỏa thuận tập thể trong mối quan hệ lao động. Điều 6 Nghị định 93/2002/NĐ-CP: “Thỏa ước lao động tập thể tiếp tục có hiệu lực đối với trường hợp sáp nhập doanh nghiệp, mà doanh nghiệp nhận sáp nhập có số lao động được tiếp tục sử dụng chiếm trên 50% tổng số lao động sau khi sát nhập”. Tức là trong trường hợp sát nhập doanh nghiệp số lao động được doanh nghiệp nhận sát nhập tiếp tục sử dụng chiếm 50% tổng số lao động thì thời hạn của thỏa ước vẫn còn và đương nhiên vẫn chưa chấm dứt hiệu lực.
2. Vấn đề sửa đổi bổ sung thỏa ước lao động:
Theo quy định tại Điều 50 của BLLĐ thì: “Sau 3 tháng thực hiện, kể từ ngày có hiệu lực đối với thoả ước tập thể thời hạn dưới 1 năm và 6 tháng đối với thoả ước tập thể thời hạn từ 1 đến 3 năm, các bên mới có quyền yêu cầu sửa đổi, bổ sung thoả ước”.
Như vậy, trong quá trình thực hiện thoả ước, thì cả hai bên trong quan hệ lao động đều được quyền yêu cầu sửa đổi, bổ sung thoả ước nếu thấy các điều khoản của thỏa ước không còn phù hợp với thực tế. Việc cho phép các bên được quyền sửa đổi, bổ sung thỏa ước là nhằm đảm bảo cho thỏa ước được thực hiện trên thực tế, phù hợp với những biến động trong doanh nghiệp, đồng thời tạo điều kiện cho các bên rút kinh nghiệm và hoàn thiện thỏa ước với những cam kết mới có lợi cho hai bên . Quy định này dễ tạo nên sự tuỳ tiện, làm ảnh hưởng sự bình ổn của thoả ước, dẫn đến mất ổn định trong sản xuất kinh doanh, tạo ra sự xáo trộn trong quá trình thực hiện thoả ước. Nhiều khi, do việc sửa đổi bổ sung thoả ước quá dễ dàng nên đã làm cho các bên không chuẩn bị kỹ càng, coi nhẹ quá trình soạn thảo, thương lượng để ký kết một thoả ước. Họ cho rằng, khi cần, trong quá trình thực hiện thoả ước thì sẽ sửa đổi bổ sung sau. Vì vậy đã có rất nhiều thoả ước có nội dung sơ sài, làm ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người lao động. Bên cạnh đó, khi một trong các bên yêu cầu sửa đổi, bổ sung thoả ước đã ký kết mà bên kia không đồng ý hoặc trong quá trình thương lượng không mang lại kết quả thì tranh chấp về thoả ước lao động tập thể tất yếu sẽ xảy ra và thậm chí, dẫn đến đình công.
Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung thoả ước lao động tập thể cần được quy định một cách chặt chẽ hơn về vấn đề này như: nếu hai bên cùng có nhu cầu sửa đổi thỏa ước hoặc một bên có nhu cầu mà bên kia cũng chấp thuận thì mới tiến hành thay đổi. Nếu chỉ có một bên có yêu cầu và không được bên kia chấp thuận thì hai bên vẫn phải tiến hành thỏa ước như đã kí kết. Hiện nay, vấn đề này có hai hướng hoàn thiện: Thứ nhất, cho phép các bên tiến hành sửa đổi, bổ sung thoả ước nhưng phải kèm theo các điều kiện chặt chẽ như có sự xác nhận của cơ quan lao động có thẩm quyền. Thứ hai, không cho các bên tiến hành sửa đổi thoả ước. Khi các bên đã ký kết thoả ước lao động tập thể thì bắt buộc phải thực hiện. Còn nếu trong trường hợp có những yêu cầu mới thì các bên lập thành bản cam kết khác. Bản cam kết này được thực hiện song song với bản cam thoả ước đã ký kết, có như vậy mới bảo đảm được ý nghĩa của thoả ước, đồng thời bảo đảm được sự ổn định của quan hệ lao động trong thời gian có hiệu lực của thoả ước.
Bên cạnh những quy định chặt chẽ, hợp lý của pháp luật về thời hạn cũng như vấn đề sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể, vẫn còn những điểm chưa chặt chẽ. Do đó, cần phải hoàn thiện pháp luật, quy định chặt chẽ hơn về vấn đề này để đảm bảo cho thỏa ước lao động tập thể thể hiện được vai trò trong việc góp phần điều hòa lợi ích, ngăn ngừa mâu thuẫn xung đột trong quan hệ lao động đồng thời là cơ sở pháp lí quan trọng để giải quyết các tranh chấp lao động.

TÀI LIỆU THAM KHẢO



1. Bộ luật Lao động 1994 (sửa đổi, bổ sung)
2. Giáo trình luật Lao động Việt Nam. Trường đại học Luật Hà Nội. Nhà xuất bản công an nhân dân.
3. Bộ luật Lao động và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động. Nhà xuất bản lao động.
4. Bài viết: Thỏa ước lao động tập thể- những bất cập và hạn chế. Long Khanh.
5. Hoàn thiện và thực hiện pháp luật về thỏa ước lao động tập thể. Đỗ Năng Khánh.
6. http://www.nclp.org.vn/nghien-cuu-lap-phap
7. thongtinphapluatdansu.wordpress.com/

bivekute23
Sponsor
Sponsor

Tổng số bài gửi : 1
Ngày Tham Gia : 13/10/2010
Điểm Số : 3
Cảm Ơn : 0
Tuổi : 35

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết